Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BXD-2019 của Bộ Xây dựng: Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư
Quy định pháp luật về phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm những gì?
Phí dịch vụ quản lý vận hành chung cư một trong những vấn đề được đông đảo cư dân quan tâm tại các tòa nhà chung cư. Vậy việc quy định phí dịch vụ quản lý vận hành được thực hiện như thế nào? Câu trả lời trong bài viết dưới đây:
Phí dịch vụ quản lý vận hành là gì?
Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của cư dân khi sinh sống tại các chung cư là phí dịch vụ quản lý vận hành. Phí này được tính như thế nào, được sử dụng vào mục đích gì? Phí quản lý vận hành nhà chung cư là khoản phí để phục vụ cho hoạt động quản lý, vận hành nhà chung cư. Kinh phí này do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng hàng tháng hoặc theo định kỳ (bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư mà chưa sử dụng) để đơn vị quản lý vận hành thực hiện công việc vận hành các hạng mục tại nhà chung cư.
Phí dịch vụ quản lý vận hành được sử dụng vào các mục đích nào?
Điều 10 Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về các công việc trong hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm:
a) Điều khiển, duy trì hoạt động, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thang máy, máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy, dụng cụ chữa cháy, các thiết bị dự phòng và các thiết bị khác thuộc phần sở hữu chung, sử dụng chung của tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư;
b) Cung cấp các dịch vụ bảo vệ, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, diệt côn trùng và các dịch vụ khác bảo đảm cho nhà chung cư hoạt động bình thường;
c) Các công việc khác có liên quan.
Như vậy, phí quản lý vận hành được sử dụng vào các hoạt động nhà chung cư do vậy sẽ được hạch toán vào chi phí của đơn vụ quản lý vận hành.
Cách tính phí quản lý vận hành nhà chung cư
Theo quy định, mức phí quản lý vận hành không tính vào giá bán căn hộ mà được chủ sở hữu căn hộ đóng định kỳ hàng tháng, hàng quý tùy thuộc vào quy định của ban quản lý tòa nhà. Mức chi phí này khác nhau tùy thuộc vào hiện trạng tòa nhà cũng như mức độ cao cấp của dự án. Công thức tính phí quản lý vận hành như sau:
* Diện tích thông thủy căn hộ x giá dịch vụ quản lý (đối với căn hộ chung cư)
* Diện tích sàn sử dụng x giá dịch vụ quản lý (đối với khu nhà ở thấp tầng như biệt thự, liền kề, nhà phân lô…)
Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được xác định bằng tiền Việt Nam đồng và tính trên mỗi mét vuông (m2) diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư (xác định theo diện tích thông thủy).
Đối với nhà chung cư đã được bàn giao sử dụng nhưng chưa tổ chức hội nghị nhà chung cư thì giá dịch vụ quản lý sẽ do chủ đầu tư đưa ra và quy định trong hợp đồng mua bán, cho thuê căn hộ. Sau khi dự án đã tổ chức hội nghị nhà chung cư và bầu ra được ban quản trị thì mức phí này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa BQT và đơn vị quản lý vận hành. Khung giá dịch vụ quản lý vận hành ở TP HCM được quy định Quyết định 11/2018/QĐ-UBND ban hành Khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Về nỗi niềm: 'Tại sao dai dẳng tranh đấu với Ban quản trị Luxcity nhiệm kỳ 1?'
Chung cư Luxcity Quận 7 tại 528 Huỳnh Tấn Phát, Quận 7, TP HCM |
1. Hiểu về quỹ bảo trì chung cư một cách ngắn gọn
2. Tại sao lại có việc dai dẳng tranh đấu với ban quản trị Luxcity quận 7?
3. Nỗi niềm của nhóm cư dân Luxcity quyết tranh đấu đến cùng
4. Sau việc tranh đấu này chúng ta mong đợi gì?
Cập nhật thông tin về trưởng BQT Luxcity vào ngày 08/12/2021
Trưởng ban quản trị Luxcity đã hoàn tất việc bán căn hộ tại đây |
Lời hứa của trưởng BQT Luxcity với cư dân vào 23/04/2021 đến tháng 6/2021 vẫn là 'không làm gì cả'
5 điểm được ông Nguyễn Lê Gia Khánh, trưởng ban quản trị chung cư Luxcity, nói trước cư dân vào buổi họp đột xuất 23/04/2021
1. Kế toán của Ban quản trị (BQT) sẽ nhập phần mềm, nhập hết dữ liệu vào đó. (đến nay BQT cấm cư dân tiếp cận chứng từ thu/chi từ 2018 đến nay và thách thức cư dân muốn xem thì cơ quan chức năng có yêu cầu thì mới cho xem).
2. Mời các cư dân tham gia tổ giám sát để hỗ trợ xem chứng từ và các số liệu để chứng minh sự minh bạch của ban quản trị trong suốt thời gian qua. (đến nay hoàn toàn không có chuyện cư dân nào được vào giám sát, thậm chí ban quản trị còn cấm cư dân tiếp cận chứng từ thu/chi).
3. BQT gửi Quy chế hoạt động và quy chế tài chính để cư dân góp ý xem có chỉnh sửa gì không nhằm hoàn thiện cho nhiệm kỳ 2 của ban quản trị Luxcity. (đến nay quy chế này vẫn chưa được thông tin đến cư dân).
4. BQT sẽ yêu cầu BQL lên kế hoạch ngân sách hoạt động trong năm để thông qua cư dân tại hội nghị bất thường của Luxcity trong thời gian sớm nhất. (đến nay việc thu/chi hàng trăm triệu thậm chí tiền tỉ đồng vẫn do trưởng ban quản trị toàn quyền quyết định).
5. BQT sẽ tổ chức hội nghị bất thường để thông qua các vấn đề trên (nhưng bây giờ đang dịch nCovi thế này thì chắc phải giờ dịch tạm lắng xuống thôi. BQT nên chuẩn bị trước để xem xét thì khi họp sẽ nhanh.
Chia sẻ bài viết có liên quan: Người thất hứa
Một lần, người bạn nhắn SMS hẹn mình đi cafe. Hẹn giờ sát nút nên mình nhắn:”Anh tắt máy đi đây”. Bạn ấy cũng nhắn “Em bắt đầu đi rồi”.
Mình đến nơi. Bạn chưa đến. Mình gọi cafe tự thưởng thức.
Sau một tiếng đồng hồ, thấy bạn chưa tới, mình nhắn “Anh đến lâu rồi”. Bạn ấy nhắn “Em đang cà phê với đứa bạn, ra ngõ nó gọi, qua quán N.T. rồi. Anh chờ chút nữa em qua”.
Mình cũng thích ngồi cafe một mình, nên vẫn thưởng thức cafe và làm việc. Thêm 2 tiếng đồng hồ nữa, đến giờ hẹn việc khác, mình về. Khi về mình nhắn “Đến giờ hẹn, anh phải về”. Bạn ấy nhắn lại “Ồ này giờ em tưởng anh đã về rồi nên em không qua nữa”.
Hôm khác, mình đem sang nhà cho bạn món đồ mình mua giúp. Sang đúng giờ theo lời bạn dặn. Sang đến nơi gọi, bạn nói “Em ở bên công ty rồi, 3g chiều anh đem qua công ty giúp em”. 3g chiều mình qua, gọi điện thoại ra lấy đồ, bạn nói “Em về nhà hồi trưa rồi, anh đem qua đây cho em”.
Kể từ đó mình lánh xa dần. Sau này chỉ gặp nhau thì chào hỏi, không quan hệ mật thiết, làm ăn gặp gỡ nữa.
Người ta thất hứa, là họ chỉ sống vì họ chứ không nghĩ cho người khác, không sống vì người khác. Đó là người ích kỷ chứ không phải vô tâm. Họ hẹn bạn đi uống cafe, nhưng ngay lập tức họ thay đổi, đi cafe với người khác ở quán khác mà không thèm báo lại với bạn, như vậy có nghĩa họ chẳng quan tâm trân trọng gì đến bạn.
Nhưng không quan tâm trân trọng yêu mến gì nhau, sao họ lại mời tôi đi cafe? À đó là do họ... thích vậy. Có thể lúc đó họ chưa có việc gì làm, đang rảnh, chưa biết làm gì hay gọi ai. Bạn là một trong số ngẫu nhiên trong danh sách bạn bè, đang lên mạng thấy đèn sáng thì rủ thôi. Nếu lúc đó bạn không lên mạng, thì họ vẫn rủ người khác - tương tự như bạn. Và “người thế mạng” đó sẽ thay thế bạn chịu cảnh bị cho leo cây như bạn.
Nhưng bạn đừng buồn. Người thất hứa, chính họ cũng không tôn trọng họ kia mà! Họ không tôn trọng họ, họ không tôn trọng lời hứa của họ, họ không trọng danh dự của họ, nên họ mới sẵn sàng thất hứa một cách dễ dàng. Vậy thì bạn đừng thấy khó chịu khi nghĩ rằng mình bị họ không tôn trọng.
Thực ra chưa chắc họ coi thường bạn, mà điều rất chắc chắn là họ đã coi thường chính họ.
Tuy chưa chắc họ coi thường bạn, nhưng bạn cũng hết sức cẩn thận với những người này. Vì thất hứa rất gần gũi với bội tín, rất dễ đi đến bội tín.
Thường thì người ta gom những những người thất hứa, trễ hẹn, nói dối, bội tín lại làm một nhóm. Bởi những cái này cũng na ná nhau, và đều cùng đem lại nguy cơ cho người khác. Tuy nhiên trong đó mỗi cái cũng có sự khác nhau ít nhiều.
Người trễ nải trễ hẹn thường do thói quen lề mề chậm chạp vào giờ chót (như tui đây), ít nhiều cũng có lý do, và thường thì có gọi điện thoại sớm, thông báo trễ hẹn, xin lùi thời gian thực hiện. Người thất hứa do lối sống buông thả và thiếu tự trọng. Người nói dối do bản chất gian dối, luôn có ý đồ nói dối để sau này thực hiện âm mưu khác mang tính lừa lọc trục lợi người khác. Còn người bội tín thì đó là có chủ đích, họ lật lọng vì cái lợi của cá nhân họ mà sẵn sàng phản bội lời hứa.
Người gặp đâu hứa đó, là người không đáng tin. Với người thất hứa, dù chưa xảy ra điều gì nghiêm trọng, nhưng tốt nhất nên đề phòng. Vì trong làm ăn mà gặp người thất hứa, thì khả năng bạn bị hỏng việc. Nên tránh xa dần.
Mình nhiều lần uống rượu cao hứng, lỡ hứa. Tỉnh ra ân hận vì lời hứa quá đắt. Nhưng mình đã cắn răng chịu đựng, tự an ủi mình rằng “cái đó tuy lớn nhưng mình còn làm lại được”, và dù mất mát nhưng vẫn cắn răng thực hiện.
Do đó xưa kia mình không thể nào chấp nhận người khác thất hứa với mình. Rất khó chịu, và nếu trong bối cảnh còn thực hiện được, mình bắt người ta phải thực hiện cho được, kể cả dù vậy mình bị nghĩ sai. Còn nay mình không những không đòi thực hiện, mà còn nhân cơ hội ấy ba chân bốn cẳng cao chạy xa bay luôn.
Theo nhà báo Đặng Vỹ
Đọc thêm: NGƯỜI VÔ ƠN
Lại nói về vấn đề MINH BẠCH của chung cư Luxcity Quận 7
Từ 2018 đến nay quỹ bảo trì 18,5 tỉ đồng cộng tiền lãi và chi phí quản lý 11.000đ/m2 của cư dân Luxcity vẫn là Ban quản trị chung cư tự quyết định. Năm 2019, 2020 Luxcity không tổ chức hội nghị chung cư, năm 2021 tổ chức hội nghị nhưng không thông qua các quyết định quan trọng của chung cư có 532 căn hộ... Ban quản trị Luxcity vẫn quen cách hành xử "vừa đá bóng vừa thổi còi" nhưng không quên công tác "mộng mị" là "BQT Luxcity luôn minh bạch, tất cả thành viên BQT Luxcity luôn vì cư dân mà cống hiến vì lương 2 triệu/tháng mà 6 thành viên BQT vẫn miệt mài từ 2018 đến nay, cư dân cần phải mang ơn BQT, không có BQT thì không có Luxcity như ngày nay ..bla...bla...", còn thực tế thì ai cũng dễ thấy "lương thì ít nhưng lậu mới là cái chính yếu".
Khi cư dân đòi hỏi quyền hợp pháp là kiểm tra chứng từ thu/chi từ 2018 đến nay để giám sát việc MINH BẠCH nhiều tỉ đồng chi ra thì BQT đã thẳng thừng "không cung cấp cho cư dân và chỉ cung cấp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền". BQT đã đi ngược lại với lợi ích chung của 532 căn hộ và sai quy định pháp luật.
Có hơn chục lần cư dân đòi hỏi quyền cần được MINH BẠCH từ 2018 nhưng tất cả đều thất bại, vì nói cho cùng "cư dân không muốn quá mệt mỏi cái chuyện bao đồng nên thôi đành mặc kệ", rồi mọi tranh đấu của cư dân đều kết thúc, đều đi vào quên lãng.
Và từ những thành công mỹ mãn từ 2018 đến nay BQT trở thành ông vua thực sự ở chung cư, đúng là ông vua và bất khả xâm phạm, ai dám nói không tốt BQT là bị đập tơi tả, cao điểm là cái group Facebook làm cầu nối của cư dân còn bị BQT cho xóa đi trong 1 nốt nhạc.
Tôi và một nhóm cư dân Luxcity đã đòi hỏi đến cùng quyền lợi đúng pháp luật từ đầu tháng 4/2021 đến nay, chúng tôi quyết tâm làm cho ra kết quả có lợi ích chung cho cả chung cư. Lần này chúng tôi không dừng lại như hàng chục lần trước, chúng tôi đi đến cùng để xem pháp luật và ông vua chung cư, ai sẽ thắng ai!
Chúng tôi cũng đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng có thẩm quyền về việc lạm quyền và vi phạm pháp luật của Ban quản trị Luxcity. Có những người nói tôi rảnh, bao đồng... nhưng không, tôi muốn đem lại lợi ích chung cho cả cộng đồng Luxcity, tôi muốn điều tốt đẹp hơn đến với cư dân.
- Chúng ta không thể đổ lỗi là nhà nước ta có nhiều điểm chưa đúng rồi cho cái quyền là làm không đúng, làm bất chấp lợi ích cộng đồng!
- Chúng ta không thể đổ lỗi vì nhà nước ta còn quá hành chính mà lại âu sầu và thờ ơ. Hãy học người Nhật Bản từ hơn 150 năm trước giới tri thức của họ luôn đau đáu tìm cách đổi mới đất nước để sánh ngang cường quốc năm châu, họ không tác động được đến vua quan thì họ cố gắng tác động đến xã hội bằng cách mở trường học, bằng cách viết sách "khai dân trí", giới tri thức họ hành động vì lợi ích lâu dài của dân tộc trong đó có cuốn Khuyến Học trở thành sách gối đầu giường cho người Nhật... và Nhật Bản trở thành nước hùng mạnh như ngày nay vậy.
- Chúng ta không đổ lỗi vì hệ thống của chúng ta rệu rã mà cho phép chính chúng ta rệu rã làm bậy, nếu ai cũng suy nghĩ như vậy thì đất nước này làm sao tồn tại được 4.000 năm!?
- Tôi yêu quý tất cả những ai dám nói điều phải và càng yêu quý những ai dám đối đầu với cái sai trái... và tôi ghét cay ghét đắng những kẻ "đạo đức giả", "ngụy quân tử"...
Phân biệt giữa phí quản lý dịch vụ và phí bảo trì tại chung cư Luxcity Quận 7
Giải thích cho rõ về bản chất: sống ở chung cư ngoài việc tiền mua căn hộ thanh toán một lần thì cư dân sẽ trả chi phí để duy trì các hoạt động hàng ngày gồm:
(1) Phí quản lý dịch vụ hàng tháng, Luxcity đang đóng phí là 11.000đ/m2/tháng.
(2) Phí bảo trì lớn để duy tu bảo dưỡng tòa nhà theo đúng kỹ thuật từ nhà thi công tòa nhà chỉ dẫn nhằm đảm bảo tòa nhà an toàn, bền vững theo thời gian.
Về phí quản lý (1) thì đóng mỗi tháng nên ta dễ thấy sự tốn kém và phí này được dùng để chi trả những khoản mục theo ảnh dưới.
Còn về cái (2) thì nó "ma mị" và khó nhìn ra hơn. Tôi giải thích thế này cho dễ hiểu:
- Đầu tiên bộ Xây Dựng lo lắng chung cư không có tiền bảo trì hạ tầng nên bắt buộc khi mua căn hộ thì đóng ngay 2% giá mua, ví dụ mua chung cư 2,5 tỉ thì đóng ngay vào quỹ khoảng 50 triệu. Ở Luxcity tổng quỹ bảo trì là gần 18,5 tỉ đồng.
- Quỹ bảo trì được pháp luật quy định chi vào những việc lớn nhằm bảo trì tòa nhà và thường là theo chỉ dẫn của nhà thi công tòa nhà.
- Quỹ bảo trì được ban quản lý đại diện cư dân quản lý và chi tiêu theo kế hoạch được thông qua ở hội nghị nhà chung cư hàng năm.
Vì sự "ma mị" ấy, cư dân vô cảm, cộng với độ tinh quái của đội ngũ ban quản trị không muốn MINH BẠCH thì quỹ bảo trì sẽ được rút ruột một cách tinh vi. Trong đó có cách "rất ma mị" và vi dịu là dùng tiền từ quỹ bảo trì để chi cho những chi phí mà lẽ ra trong phí quản lý đã bao gồm, đó là một kẻ hở rút ruột quỹ bảo trì mà cư dân ít hay biết nên vẫn ca ngợi tài năng của ban quản trị. Thiếu cơ chế giám sát, để BQT "vừa đá bóng vừa thổi còi" thì rủi ro bị rút ruột quỹ bảo trì là dễ hiểu. Khi quỹ bảo trì 18,5 tỉ về 0 thì mọi chi phí phát sinh đến bảo trì cư dân sẽ chia đều đóng vào, lúc đó sẽ không là 11.000đ/m2/tháng mà sẽ là gấp đôi gấp ba. Theo phân tích của tôi thì Ban quản lý bản chất là đang làm thuê cho Ban quản trị, nên Ban quản trị thường đặt đâu thì Ban quản lý sẽ ngồi đó vì ông chủ luôn có quyền sa thải người làm thuê trong 1 nốt nhạc.
Tại sao BQT Luxcity lúc nào cũng nói về tính hy sinh vì dân cư, luôn minh bạch khi chứng từ có chi tiết lên đến 7,5kg nhưng thực tế thì không cho cư dân tiếp cận chứng từ để nhập liệu đối soát!? Cư dân nhiều lần yêu cầu được quyền tiếp cận chứng từ theo đúng pháp luật nhưng BQT nói thẳng "chỉ cung cấp chứng từ cho cơ quan chức năng có thẩm quyền, còn cư dân là không", mâu thuẫn đến mức cư dân Luxcity đã gửi đơn tố cáo nhờ cơ quan pháp luật can thiệp!
Hỏi thật, bạn có đủ niềm tin về TÍNH CHÍNH TRỰC, SỰ MINH BẠCH của BQT nhiệm kỳ 2 của Luxcity?
Người làm đơn tố cáo được khen thưởng trong trường hợp nào, các hình thức khen thưởng là gì?
Câu hỏi 53: Người tố cáo được khen thưởng trong trường hợp nào? Các hình thức khen thưởng?
Trả lời:
Nhà nước khuyến khích công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật, do vậy nhà nước có cơ chế động viên đối với người có thành tích trong việc tố cáo. Thể hiện được tính đặc thù của việc khen thưởng trong lĩnh vực tố cáo và giải quyết tố cáo, Luật tố cáo quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết tố cáo, người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được khen thưởng về vật chất, tinh thần. Việc khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc tố cáo giải quyết tố cáo được thực hiện theo pháp luật về thi đua khen thưởng. Như vậy, không phải tất cả mọi người tố cáo đều được khen thưởng mà chỉ người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được khen thưởng về vật chất và tinh thần. Điều 21 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP đã quy định về tiêu chuẩn khen thưởng như sau:
1- Huân chương Dũng cảm để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Không sợ hy sinh về tính mạng, lợi ích vật chất, tinh thần của mình và người thân đã đũng cảm tố cáo, tích cực cộng tác với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi tỉnh, thành phố, khu vực trở lên;
b) Hy sinh tính mạng của mình hoặc bị thương tích, bị tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên do tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
2. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đã dũng cảm tố cáo, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả rất nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi khu vực hoặc của nhiều Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương trở lên;
b) Bị thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến dưới 61% do tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
3. Bằng khen của cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đã tố cáo, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật gâyhậu quả nghiêm trọng; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương trở lên;
b) Bị thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 31% do tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
4. Giấy khen để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo, phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật được các cơ quan, đơn vị cấp cơ sở trở lên công nhận; thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vị đơn vị cấp cơ sở trở lên.
Câu hỏi 54: Mức thưởng và thủ tục khen thưởng đối với người tố cáo như thế nào?
Trả lời:
Nghị định số 76/2012/NĐ-CP quy định: sau khi kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng đối với người có thành tích trong việc tố cáo theo quy định. Người có thành tích trong việc tố cáo có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan giải quyết tố cáo xem xét, quyết định việc khen thưởng đối với mình. Trường hợp người có thành tích trong việc tố cáo đã chết thì gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, người đại diện hợp pháp của người tố cáo có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét việc khen thưởng đối với người đó.
Việc khen thưởng đối với người có thành tích trong việc tố cáo được đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản. Người có thẩm quyền đề nghị khen thưởng ngay sau khi người tố cáo lập được thành tích xuất sắc, đột xuất.
Hồ sơ đề nghị khen thưởng: Tờ trình đề nghị của người giải quyết tố cáo; Báo cáo tóm tắt thành tích của người tố cáo hoặc cơ quan trình khen thưởng ghi rõ hành động, thành tích đề nghị khen thưởng; đề nghị khen thưởng của người tố cáo (nếu có).
Nghị định cũng quy định mức khen thưởng dựa trên cơ sở mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm xét khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Tuy nhiên đối với cá nhân có thành tích trong việc tố cáo hành vi tham nhũng thì được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Xem thêm: HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ TỐ CÁO, Đề án 1 -1133/QĐ-TTg của Thanh Tra Chính Phủ
Trình tự tiến hành xác minh nội dung tố cáo như thế nào?
Câu hỏi 30: Trình tự tiến hành xác minh nội dung tố cáo như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 về quy trình giải quyết tố cáo thì trình tự tiến hành xác minh nội dung tố cáo được quy định như sau:
- Thông báo quyết định thành lập Tổ xác minh;
- Làm việc trực tiếp với người tố cáo, nếu cần thiết;
- Làm việc trực tiếp với người bị tố cáo;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo (nếu cần thiết);
- Thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo;
- Xác minh thực tế ở những địa điểm cần thiết;
- Trưng cầu giám định (nếu cần thiết);
- Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo.
Câu hỏi 31: Sau khi có kết quả xác minh nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo phải tiến hành xử lý như thế nào?
Trả lời:
Luật tố cáo quy định: Căn cứ vào nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, các tài liệu, bằng chứng có liên quan, người giải quyết tố cáo phải kết luận bằng văn bản về nội dung tố cáo. Trường hợp người giải quyết tố cáo tự tiến hành xác minh nội dung tố cáo thì kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý theo thẩm quyền.
Kết luận nội dung tố cáo là văn bản quan trọng nhất của việc giải quyết tố cáo, phản ánh toàn bộ kết quả của việc giải quyết vụ việc tố cáo, là đánh giá của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với nội dung tố cáo, xác định việc tố cáo đó đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ, xác định trách nhiệm của từng cá nhân, từ đó có các biện pháp xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Theo quy định tại Điều 25 Luật tố cáo, nội dung của kết luận nội dung tố cáo gồm: Kết quả xác minh nội dung tố cáo; kết luận việc tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; xác định trách nhiệm của từng cá nhân về những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần; các biện pháp xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị biện pháp xử lý với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền (nếu có).
Câu hỏi 32: Kết luận nội dung tố cáo phải gửi cho ai?
Trả lời:
Sau khi kết luận nội dung tố cáo được ban hành, người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận cho người bị tố cáo, cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan cấp trên trực tiếp. Với nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình giải quyết tố cáo - người tố cáo phải được bảo vệ, các cơ quan tổ chức không được để lộ các thông tin có hại cho người tố cáo. Vì vậy, Luật tố cáo quy định việc gửi kết luận nội dung tố cáo cho người bị tố cáo phải bảo đảm không tiết lộ thông tin về người tố cáo và bảo vệ bí mật nhà nước; đồng thời người tố cáo có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo kết quả giải quyết tố cáo.
Đối với tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, sau khi kết luận nội dung tố cáo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải gửi kết luận cho người bị tố cáo, thanh tra huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện và gửi cho người tố cáo (nếu có yêu cầu).
Câu hỏi 33: Việc xử lý tố cáo được quy định như thế nào?
Trả lời:
Việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo là khâu cuối cùng và quan trọng trong quá trình xem xét, giải quyết tố cáo. Điều 25 Luật tố cáo quy định sau khi có kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau:
- Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm các quy định pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật.
- Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm các quy định trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ TỐ CÁO, Đề án 1 -1133/QĐ-TTg của Thanh Tra Chính Phủ