Mong mỏi của một cư dân Luxcity Quận 7 về việc minh bạch thông tin thu chi của ban quản trị

 

Em chào cả nhà, hôm nay em mới được biết group này 🙂 cám ơn anh Admin dễ thương đã tâm huyết với Luxcity 🙂 


Cách đây vài hôm em có tâm sự với Bác sĩ Phi mong muốn cc mình mua xe đẩy, xe lăn và cáng để đề phòng cho những trường hợp khẩn cấp như bị tai biến, các bà mẹ mang bầu đi sinh gấp, hay các bệnh nhân mà người nhà không thể đưa người bệnh xuống đi cấp cứu kịp thời... anh Phi đã đề xuất với ban quản trị (BQT) ngay lập tức và BQT đang tìm kiếm để mua. 


Nhân đây có ai trong chung cư mình làm trong lĩnh vực thiết bị y tế, có thể tham khảo giá cả để tư vấn cho BQT mua được đồ tốt mà rẻ nhé.

Trong thời gian 3 năm sinh sống ở đây, bản thân em chưa từng xem cũng như kiểm tra chi tiết bảng thu chi của BQT đang quản lý. Hay quy chế hoạt động của BQT. 

Bảo vệ người dân thế nào khi Ban Quản trị chung cư lạm quyền?

(PLVN) - Mục đích của Ban Quản trị (BQT) chung cư được bầu ra là để bảo vệ lợi ích chung của cư dân, tuy nhiên nhiều trường hợp BQT lại vượt quá quyền hạn của mình, thậm chí vi phạm pháp luật dẫn đến xung đột với người dân...

Hội thảo “Ai bảo vệ quyền lợi cư dân trong chung cư?” do Báo Thanh Niên tổ chức sáng nay - 11/3/2021.

Mâu thuẫn giữa cư dân và BQT

Nhiều năm nay, việc mâu thuẫn giữa BQT chung cư và người dân thường xuyên diễn ra. Chủ yếu do việc thu chi không minh bạch từ quỹ bảo trì chung cư. Khoản tiền 2% phí bảo trì ở nhiều chung cư rất lớn từ vài chục đến vài trăm tỉ đồng, nếu BQT không có tâm, tư lợi rất dễ dẫn đến mâu thuẫn...

Không chỉ vậy, những hành động vượt quá quyền hạn thậm chí vi phạm pháp luật của BQT có thể khiến cho cư dân lâm vào tình trạng dở khóc, dở cười... Vậy ai sẽ bảo vệ cư dân khi xung đột với BQT do họ lập ra?

Hiến kế sử dụng minh bạch quỹ bảo trì chung cư

(PL)- Các ý kiến cho rằng mọi giao dịch sử dụng quỹ bảo trì chung cư đều phải được 
Quỹ bảo trì chung cư vẫn đang là món tranh chấp khó giải quyết giữa chủ đầu tư và cư dân. Ảnh: QUANG HUY

Đa số cư dân, chủ đầu tư (CĐT), đơn vị quản lý vận hành và các chuyên gia đều ủng hộ đề xuất quy định CĐT phải mở một tài khoản quỹ bảo trì có kỳ hạn tại một tổ chức tín dụng để người mua nhà nộp vào. Đề xuất này là của Bộ Xây dựng đưa ra tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 99/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.

Khóc ròng với ban quản trị chung cư

PNO - Được các hộ dân bầu ra để quản lí, vận hành chung cư, nhưng không ít ban quản trị chung cư (BQT CC) lại hành động kỳ lạ, khiến cư dân bức xúc, khổ sở.
Từ lộng quyền…

Gửi đơn kêu cứu đến báo Phụ Nữ TP.HCM, tập thể cư dân ở CC Hoàng Anh Gold House (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM) cho biết, BQT CC này đã sử dụng quy chế chưa được các hộ thông qua. Theo những người đứng đơn, đây là bộ quy chế do BQT nhiệm kỳ trước tự biên soạn với nhiều điều chưa được cư dân thông qua.

“Bộ quy chế bất hợp pháp, trái với quy định của pháp luật, nhưng BQT vẫn sử dụng và gây ức chế cho chúng tôi”, ông Phạm Đăng Khoa, một cư dân cho hay. Từ bộ quy chế này, mới đây BQT CC đã tự ý thay thế ban quản lý (BQL) cũ bằng BQL mới - Công ty Kim Cương Xanh. Theo các cư dân, việc thay thế này BQT không hề lấy ý kiến của người sống trong CC, không đấu thầu công khai, trong khi BQL cũ đang vận hành CC tốt.

Sự lộng hành của BQT CC này được đẩy lên cao trào vào đêm 31/5/2016 khi BQL mới (Công ty Kim Cương Xanh) tổ chức “tập kích” CC này với lực lượng hùng hậu (gần 50 người) nhằm “giải giáp” lực lượng bảo vệ cũ (Công ty Dịch vụ bảo vệ Yuki Sepre 24). Trước tình huống này, tổ bảo vệ đã bật chuông báo động các khu nhà vào lúc nửa đêm. “Nửa đêm mà chuông báo động kêu ầm ĩ, khiến nhiều người hú vía. Chúng tôi không thể tưởng tượng nổi hành động của BQT khi gây mất an ninh trật tự giữa đêm như thế. Nhiệm vụ của BQT là điều hành và vận hành CC, trong đó có việc giữ gìn an ninh trật tự, tuy nhiên chính họ lại gây hỗn loạn, phiền toái”, ông Khoa nói.

Chung cư Hoàng Anh Gold House, nơi dân cư đang bức xúc với Ban quản trị

Ông Nguyễn Hồ Dũng, một cư dân tại đây bức xúc: “BQT mà đứng đầu là ông Đinh Văn Sự hành động như giang hồ vào đêm 31/5 với mục đích và động cơ gì?”. Trong khi trước đó, ông Nguyễn Văn Trường, Phó chủ tịch UBND H.Nhà Bè đã có cuộc họp với BQT cũng như cư dân về việc thay thế BQL CC. Tại cuộc họp này, ông Trường đã chỉ đạo cư dân có quyền quyết định mọi việc liên quan đến CC Hoàng Anh Gold House. Tuy nhiên, ngay sau đó, BQT CC này đã phớt lờ chỉ đạo trên và có hành vi trấn áp cư dân lúc nửa đêm. Hành vi coi thường pháp luật của ông Sự được thể hiện rõ tại buổi làm việc vào sáng 1/6 của chính quyền và công an, khi ông bỏ về giữa chừng!

Chung cư An Lạc te tua vì Trưởng Ban Quản trị... 'rút ruột' phí bảo trì?

PNO - Chi hàng tỷ đồng nhưng không có hóa đơn chứng từ, khi cư dân phát hiện phí bảo trì sắp cạn kiệt, khiến chung cư xuống cấp không có tiền sửa chữa. Vụ việc xảy ra tại chung cư An Lạc (P.An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM).
Các cư dân cho rằng Trưởng Ban Quản trị chung cư này đã “rút ruột” phí bảo trì chung cư.

Tiền tỷ chi không hóa đơn chứng từ

Trong đơn gửi đến Báo Phụ nữ, các cư dân phản ánh, sau khi chung cư đưa vào sử dụng một thời gian, năm 2011, Ban Quản trị (BQT) chung cư được bầu ra. Lúc này ông Trần Văn Hùng được bầu làm Trưởng BQT chung cư, ông Phạm Công Dũng làm thư ký. Tiền phí bảo trì là 1,9 tỷ đồng đứng tên đồng sở hữu ông Hùng và ông Dũng.

Tuy nhiên, chỉ khoảng hai tháng sau, ông Hùng từ nhiệm. Ông Dũng được đánh giá là người hăng hái nhất trong các hoạt động của chung cư nên được cư dân bầu làm Trưởng BQT chung cư.
Đại diện các thành viên BQT chung cư An Lạc phản ánh với PV Báo Phụ nữ
Thế nhưng, khi ngồi được vào chiếc ghế trưởng BQT, ông Dũng đã thực hiện nhiều việc làm có dấu hiệu lạm quyền. Ông Dũng tự đứng tên toàn bộ số tiền phí bảo trì của cư dân 1,9 tỷ đồng kiêm luôn vai trò thủ quỹ. Trong suốt quá trình điều hành BQT, ông Dũng không công khai các khoản thu chi cho cư dân và các thành viên BQT khác biết.

“Chúng tôi nhiều lần đề nghị ông Dũng công khai các khoản thu chi tài chính cho dân biết, nhưng ông Dũng chỉ hứa, không thực hiện” - bà Võ Thị Cẩm Tươi (căn hộ B14 - 09) phản ánh.

Ban quản trị vi phạm quy chế sử dụng nhà chung cư có thể bị xử lý hình sự

TTO - Theo Bộ Xây dựng, ban quản trị nhà chung cư chỉ được chi tiêu quỹ bảo trì chung cư khi kế hoạch bảo trì đã được hội nghị nhà chung cư thông qua và hợp đồng bảo trì được ký kết.
Nhà ở chung cư ngày càng trở nên phổ biến ở các đô thị Việt Nam

Bên cạnh đó, ban quản trị nhà chung cư phải có văn bản đề nghị, biên bản họp ban quản trị trình ra hội nghị nhà chung cư, được đa số cư dân thông qua.

Việc thanh toán hợp đồng bảo trì nhà chung cư được thực hiện trực tiếp giữa tổ chức tín dụng nơi quản lý tài khoản tiền gửi quỹ bảo trì chung cư với bên thực hiện bảo trì theo hình thức chuyển khoản, không thực hiện thanh toán bằng tiền mặt.

Ban quản trị chung cư đua nhau 'rút ruột' phí bảo trì

PNO - Phí bảo trì chiếm 2% giá trị căn hộ, là tiền của cư dân để dành sửa chữa, bảo trì khi chung cư khi xuống cấp. Nhưng tại nhiều chung cư, khoản tiền này đang bị thất thoát nghiêm trọng vì bị ban quản trị rút tỉa dần.
Ban quản trị hay “đạo chích”?

Chung cư xuống cấp nghiêm trọng nhưng cư dân đành bất lực đứng nhìn vì nguồn phí bảo trì sắp rỗng chỉ sau khoảng 10 năm đưa vào sử dụng. Đó là thực tế đang xảy ra tại cao ốc (chung cư) An Lạc, Q. Bình Tân, TP.HCM). Theo các cư dân, nguyên nhân là do ban quản trị (BQT) chung cư “rút ruột” phí bảo trì.

Các cư dân chung cư An Lạc phản ánh, sau khi đưa chung cư vào sử dụng một thời gian, năm 2011, BQT chung cư được bầu ra, trong đó ông Trần Văn Hùng làm trưởng ban, ông Phạm Công Dũng làm thư ký; hai ông này đứng tên đồng sở hữu khoản tiền phí bảo trì 1,9 tỷ đồng.

Nhưng ông Hùng làm trưởng ban chỉ hai tháng thì từ nhiệm; ông Dũng thay ông Hùng làm trưởng ban. Khi ngồi được vào ghế trưởng BQT, ông Dũng đã làm nhiều việc có dấu hiệu lạm quyền: tự đứng tên toàn bộ tiền phí bảo trì và kiêm luôn thủ quỹ; trong suốt quá trình điều hành, không công khai thu chi tài chính cho cư dân biết.

“Chúng tôi nhiều lần đề nghị ông Dũng công khai các khoản thu chi tài chính nhưng ông Dũng chỉ hứa, không thực hiện” - bà Võ Thị Cẩm Tươi, chủ căn hộ B14 - 09, phản ánh.
Chung cư An Lạc nứt toát nhưng không có phí bảo trì để sửa chữa

Chương trình hành động nhằm đảm bảo ban quản trị Luxcity Quận 7 hoạt động minh bạch

 

Sau hội nghị nhà chung cư lần thứ 2 của Luxcity Quận 7 đã thành công về mặt pháp lý, nhưng trước những yêu cầu chính đáng của cư dân trong thời gian qua như yêu cầu minh bạch tài chính là các nguồn thu - nguồn chi, minh bạch quy chế vận hành quỹ bảo trì (quỹ của Luxcity là hơn 18,4 tỉ đồng)... thì ban quản trị tỏ ra “thiếu năng lực trầm trọng”, điều đó thể hiện ở cách xử lý vấn đề là tự ý xóa vĩnh viễn cái group Facebook là cầu nối giữa cư dân với ban quản trị, ban quản trị muốn nói "cư dân hãy câm đi, vì group Facebook đã bị xóa rồi".


Đến nay mọi thông tin là mù tịt với đại đa số cư dân, ban quản trị vẫn như trước nay là vừa đá bóng vừa thổi còi, thể hiện bằng việc thông tin cung cấp đến cư dân - là những người bầu chọn ra ban quản trị đại diện cho họ - là nhỏ giọt, là kín đáo, là thiếu số liệu minh bạch trong suốt nhiệm kỳ 1, có nguy cơ kéo dài nhiệm kỳ 2 nếu cư dân vẫn thờ ơ vì chưa hiểu vai trò của chính mình. Và hành động có thể gọi là giọt nước làm tràn ly là ban quản trị đã tự cho mình cái quyền xóa group Facebook chung của cư dân 3 năm qua - đó là nơi cư dân phản ánh cuộc sống hàng ngày đến ban quản lý nhanh nhất và được giải quyết vụ việc cũng thật nhanh. Theo nhiều thành viên của group lý do xóa group là vì có cư dân lên tiếng mạnh mẽ về việc minh bạch này, đòi quyền lợi chính đáng là minh bạch thu/chi trong suốt thời gian qua, minh bạch quy chế hoạt động của ban quản trị, minh bạch quy chế thu chi của chung cư... Do đó, thực sự đến hôm nay đã có nhiều cư dân tỏ ra lo lắng với rủi ro mất quỹ bảo trì Luxcity Quận 7 với số tiền là 18,4 tỉ, vì thực tế đã có không ít chung cư khác gặp tình trạng dở khóc dở cười khi mất sạch quỹ bảo trì, lúc đó cư dân chỉ còn cách là nai lưng ra tăng tiền phí, nguyên nhân gốc rễ là vì thiếu minh bạch nên quỹ bảo trì bị rút ruột, có chung cư mới đến năm thứ 5 quỹ bảo trì đã không còn 1 đồng vì cư dân không thèm giám sát cộng với ban quản trị rút ruột tinh ranh.


Cư dân có rất nhiều ý kiến bức xúc từ tận đáy lòng, nhưng đó mới là những tiếng nói vọng vào không gian nếu không có hành động thiết thực, vì vậy hiện tại tôi (block C) cùng chị Thủy (block B) và chị Thịnh (block A) sẽ thu thập và hệ thống lại những mong mỏi của cư dân cần minh bạch, đó là quyền của cư dân và là trách nhiệm của ban quản trị, rồi lên chương trình hành động cụ thể chứ không những lần trước là cứ ào ào, rồi qua loa, rồi đâu cũng vào đó, ban quản trị vẫn chưa làm tròn trách nhiệm minh bạch với cư dân. Chúng tôi sẽ cập nhật thường xuyên đến cư dân ở group này, do đó nhờ thành viên hãy mời cư dân tham dự vào group Facebook để nắm thông tin, tiếp theo tôi sẽ làm tặng 1 trang web đến cư dân nhằm công khai các thông tin cần phải công khai.


PHẦN 1. MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG LẦN NÀY


Một là, CẦN MINH BẠCH, tức minh bạch tất cả thông tin đương nhiên phải minh bạch cho cư dân mà ban quản trị nhiệm kỳ 1 và nhiệm kỳ 2 này vẫn chưa làm được, hay chưa muốn minh bạch.


Hai là, XÂY DỰNG CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP HƠN, tất cả những đòi hỏi chính đáng của cư dân đến ban quản trị đều nhằm mục đích giúp cư dân có cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn và yêu thương hơn. 3 người chúng tôi chỉ là người đại diện cư dân để đòi hỏi những cái xứng đáng thuộc về cư dân mà không vì bất kỳ quyền lợi nào khác, chúng tôi đều là những người có sự nghiệp riêng, công việc riêng nên không phải tranh giành quyền lực, hay việc làm với ban quản trị hiện tại, tôi nói điều này từ đầu để cho rõ ràng.


PHẦN 2. CHI TIẾT HÀNH ĐỘNG


Ba người chúng tôi khi lắng nghe, thu thập ý kiến cư dân thời gian qua,đã gặp trực tiếp và đưa ra mấy ý cần làm:


2.1 Lên một danh sách các câu hỏi, các đề nghị chính đáng, đúng pháp luật của cư dân để ban quản trị trả lời bằng văn bản (ảnh dưới là bảng tóm tắt sơ bộ các câu hỏi được chị Thủy ghi chép lại vào buổi họp nội bộ của 3 chúng tôi).

Danh sách câu hỏi dành cho ban quản trị nhiệm kỳ II của Luxcity Quận 7

Nhà ở chung cư: câu chuyện không của riêng ai, phần 2 - cảm nhận người tham dự hội nghị nhà chung cư Luxcity năm 2021

 

Khi tham dự hội nghị nhà chung cư (HN NCC) Luxcity năm 2021 vừa qua sẽ thấy cách thức tổ chức chưa đạt như kỳ vọng của một hội nhị nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở 2014 chi tiết tại điều 102, hội nghị vừa rồi đạt được việc quan trọng là bầu được BQT CC nhiệm kỳ mới và "may mắn" là 100% BQT cũ tái đắc cử. Còn cách làm thì thiếu tính khoa học để đem lại giá trị cao, tôi lấy ví dụ: