Mẫu đơn Tố cáo ban quản trị chung cư có dấu hiệu lạm quyền, vi phạm pháp luật

 

Như kế hoạch về việc tập thể cư dân Luxcity làm Đơn tố cáo để nhờ cơ quan chức năng đi tìm sự MINH BẠCH ở hoạt động của Ban Quản Trị thì nay đã có mẫu đơn như sau.

Mẫu đơn Tố cáo ban quản trị chung cư có dấu hiệu lạm quyền và vi phạm pháp luật

Tất cả có thể nhận xét và tải Đơn tố cáo này về ở link TẢI TẠI ĐÂY (bit.ly/LuxcityQ7-lam-don) - bản này đang là bản dự thảo, nên ai cũng có thể Nhận xét thẳng vào file này nhé!

Lộ trình tiếp theo:

1. Có đơn tập thể gồm nhiều chữ ký của cư dân để gửi đi đến cơ quan chức năng có thầm quyền để họ tiếp nhận và xử lý vụ việc.

2. Dựa trên mẫu Đơn tố cáo ở trên, mỗi cư dân có thể tải về máy và chỉnh sửa lại theo nhu cầu cá nhân, sau đó gửi đơn đến cơ quan chức năng theo dạng Đơn tố cáo cá nhân.

3. Chờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý.

4. Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh - kiểm tra và có chứng cứ rõ ràng thì tùy vào mức độ vi phạm nặng nhẹ mà cư dân sẽ tiến hành bước tiếp theo là khởi kiện Ban quản trị ra tòa án nhân dân Quận 7.


Cư dân Luxcity kể về câu chuyện có thật để nhắn gửi cư dân đừng thờ ơ trước 18,5 tỉ đồng quỹ bảo trì, lãi cho vay và doanh thu vận hành chung cư không được minh bạch, BQT có dấu hiệu lạm quyền, chi sai gây thất thoát tiền tỉ.

Nói thẳng sau giai đoạn rất nhiều lần hứa rồi đâu lại vào đó, sau nhiều lần cư dân Luxcity muốn giải quyết trên việc tôn trọng và hợp tác lẫn nhau và đều thất bị thì đến giai đoạn này Ban quản trị Luxcity có 2 lựa chọn:

Lựa chọn 1Dám nhìn thẳng vào sự thật, dám cho cư dân kiểm tra lại tất cả sổ sách chứng từ để từ đó có con sai phạm là bao nhiêu tiền rồi xin lỗi cư dân, khắc phục thiệt hại và xin từ nhiệm vì đó là lòng tự trọng, sự uy tín

Lựa chọn 2BQT tự tin là che được cả bầu trời, tự tin là chỉ cung cấp chứng từ thu/chi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vẫn tự tin là chiến thằng được cư dân... thì công cuộc tố cáo kiện tụng sẽ leo thang và kéo dài, vì Luxcity có rất nhiều cư dân cam kết cao độ, muốn đi đến cùng về vấn đề minh bạch của ban quản trị thậm chí khi có cơ sở pháp lý sẽ kiện ra tòa án để xử lý theo pháp luật.

TP HCM ngày 21/05/2021


Khi nhận được đơn tố cáo cơ quan tổ chức nhà nước phải làm gì?


Câu hỏi 12: Khi nhận được đơn tố cáo, cơ quan, tổ chức phải làm gì?


Trả lời:


Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo mà công dân gửi đến. Theo quy định tại Điều 20 Luật tố cáo, cơ quan nhà nước có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau: Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày. Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. 


Như vậy, đối với tố cáo bằng đơn thì cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nhận được tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình đều phải có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết (nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình). Tuy nhiên, nên lưu ý đối với tố cáo trực tiếp mà tố cáo đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì không chuyển cho người có thẩm quyền mà hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. 


Nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật. Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.


Câu hỏi 13: Thụ lý tố cáo trong trường hợp nào? 


Trả lời:


Điều 20 Luật tố cáo quy định khi nhận được tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày (15 ngày đối với trường hợp phải kiểm tra, xác minh nhiều địa điểm), kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo.


Ngoài ra, nhằm hạn chế tình trạng tố cáo tràn lan, thiếu căn cứ, không có cơ sở xem xét, giải quyết, Khoản 2 Điều 20 Luật tố cáo quy định các trường hợp không thụ lý giải quyết tố cáo:


- Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới; 


- Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật; 


- Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện kiểm tra, xác minh về hành vi vi phạm, người vi phạm pháp luật.


Như vậy, nếu tố cáo thuộc thẩm quyền của mình và không nằm trong các trường hợp không đủ điều kiện thụ lý tố cáo thì người giải quyết tố cáo phải ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo (ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập Đoàn/tổ xác minh hoặc ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo và giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo).


Câu hỏi 15: Khi nhận được tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì người giải quyết tố cáo phải làm gì?

Trả lời:

Khi nhận được tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì người có thẩm quyền phải giải quyết tố cáo. Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:

- Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo: trong thời hạn 10 ngày (15 ngày nếu phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm), kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và người giải quyết tố cáo quyết định việc thụ lý tố cáo hoặc không thụ lý tố cáo. Nếu không thụ lý tố cáo thì phải thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu.

- Xác minh nội dung tố cáo: người giải quyết tố cáo có thể tự tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo.

- Kết luận nội dung tố cáo: căn cứ vào nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo và các tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo phải kết luận nội dung tố cáo bằng văn bản.

- Xử lý tố cáo;

- Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.

Câu hỏi 18: Khi nhiều người cùng đến tố cáo trực tiếp về cùng một nội dung thì xử lý như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở xã, phường, thị trấn?

Trả lời:

Khi nhiều người cùng đến tố cáo trực tiếp về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn họ viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ của những người tố cáo xác nhận vào văn bản. Người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo. Người đại diện phải là người tố cáo. Việc cử đại diện phải bằng văn bản.

Việc cử đại diện được thực hiện như sau:

- Trường hợp có từ 05 đến 10 người tố cáo thì cử 01 hoặc 02 người đại diện;

- Trường hợp có từ 10 người trở lên thì có thể cử thêm người đại diện nhưng tối đa không quá 05 người.
Trường hợp nhiều người cùng đến tố cáo trực tiếp về cùng một nội dung tập trung ở xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công cán bộ tiếp đại diện của những người tố cáo để nghe trình bày nội dung tố cáo; giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quyền tố cáo theo quy định pháp luật. Trường hợp tố cáo phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp hoặc chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan tiếp đại diện của những người tố cáo để nghe trình bày nội dung tố cáo; chỉ đạo công an cấp xã giữ gìn trật tự công cộng nơi người tố cáo tập trung.

Câu hỏi 27: Quy định về thời hạn giải quyết tố cáo như thế nào? 

Trả lời:

Điều 21 Luật tố cáo quy định: Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.

Theo quy định trên, thời hạn 60 ngày, 90 ngày, 30 ngày ở đây được tính liên tục kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo, bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ.



Xem thêm: HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ TỐ CÁO, Đề án 1 -1133/QĐ-TTg của Thanh Tra Chính Phủ



Tham dự group Cư dân Luxcity Quận 7 www.facebook.com/groups/cudanluxcityquan7tphcm


BQT Luxcity nhiệm kỳ 1 không minh bạch thu/chi và ông Nguyễn Đình Thí Phó BQT tuyên bố 'chỉ giao chứng từ cho chính quyền'

 

Khi Ban quản trị Luxcity Q7 (ông Khánh trưởng ban, ông Thí phó ban) đã tham khảo ý kiến chuyên gia là "chỉ giao cho cơ quan chức năng có thầm quyền khi họ yêu cầu" với những chứng từ gốc thu/chi trong suốt thời gian vận hành vừa qua thì chắc chắn là cư dân sẽ thỏa ý nguyện của Ban quản trị, sẽ có đơn tố cáo BQT lạm quyền, không minh bạch theo quy định pháp luật và điều lệ hoạt động của BQT. Cư dân sẽ nỗ lực để cơ quan thanh tra, cơ quan thuế sẽ vào cuộc vì đây là những cơ quan có đủ thẩm quyền yêu cầu. Hơn 50% cư dân đồng ý (nếu ít hơn thì cư dân không quan tâm nên không cần thiết phải làm) là đơn tố cáo này sẽ được gửi đến UBND Phường, UBND Quận, Sở Xây Dựng, Cơ quan thanh tra quận và thành phố.


Cư dân Luxcity Quận 7 đề nghị được quyền tiếp cận chứng từ gốc thu/chi và phản hồi từ phó ban quản trị


Suốt 3 năm nhiệm kỳ 1 của BQT Luxcity Quận 7 thì sự việc đã theo cái nếp "cư dân không hoặc ít quan tâm, BQT vừa đá bóng vừa thổi còi", kết quả là Ban quản trị trở thành "ông vua chung cư" và còn lại là cư dân, nó khác hoàn toàn với cơ cấu hoạt động ban quản trị chung cư như luật định là hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, mỗi cư dân là một cổ đông. Đó là một thông lệ xấu, thậm chí rất xấu tại Luxcity Quận 7.


Ban quản trị là người đại diện cho cư dân để vận hành cộng đồng một cách "Minh bạch - Hiệu quả - Yêu thương", nếu không làm được việc đó thì đừng ngồi vào ghế ban quản trị và đừng bao giờ cho mình cái quyền là "đứng trên thiên hạ" vì cuộc sống này là bình đẳng, mỗi cư dân là một cổ đông.


Thời điểm này Ban Quản Trị được quyền lựa chọn là ĐỐI THOẠI CÙNG CƯ DÂN ĐỂ TÌM SỰ MINH BẠCH hoặc "làm bơ" với cư dân để rồi ĐƯỢC LÀM VIỆC VỚI CƠ QUAN CHỨC NĂNG CÓ THẨM QUYỀN, đó là lựa chọn của các thành viên BQT Luxcity Quận 7 vậy!


TP HCM ngày 10/05/2021
Link gốc www.facebook.com/groups/cudanluxcityquan7tphcm/permalink/296819335509834/


Tham dự group Cư dân Luxcity Quận 7: www.facebook.com/groups/cudanluxcityquan7tphcm


Phân biệt giữa Tố cáo với Khiếu nại, Tố cáo với Tin báo, tố giác về tội phạm


Câu hỏi 4: So sánh giữa khiếu nại và tố cáo?


Trả lời:


Tố cáo là hành động nhằm bảo vệ và ngăn chặn khả năng vi phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Những việc làm trái pháp luật không phải chỉ của cán bộ, công chức nhà nước mà của cả các cơ quan, tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Những hành vi trái pháp luật thường bị công dân phát hiện và báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và  xử lý người vi phạm. 


Khiếu nại là hoạt động nhằm bảo vệ hoặc khôi phục các quyền hoặc lợi ích của chính chủ thể khiếu nại khi bị vi phạm, do đó nếu các quyền này bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại sẽ dẫn đến khiếu nại. Chính vì khiếu nại và tố cáo không giống nhau cho nên Pháp lệnh giải quyết khiếu nại, tố cáo, Luật khiếu nại, tố cáo trước đây và Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo hiện hành đã quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo khác với thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản giữa tố cáo và khiếu nại là:


Về chủ thể: Chủ thể thực hiện quyền tố cáo theo quy định trong Luật tố cáo chỉ là công dân. Như vậy, khác với khiếu nại, chủ thể khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại. Việc thực hiện quyền tố cáo chỉ quy định cho đối tượng là cá nhân nhằm cá thể hóa trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.


Về đối tượng: đối tượng bị khiếu nại gồm quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, còn đối tượng của tố cáo rộng hơn, bao gồm mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Bao gồm, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.


Về mục đích: về cơ bản, mục đích của tố cáo là bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, trong khi đó khiếu nại nhằm bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của chính bản thân người tố cáo.


Câu hỏi 5. Phân biệt tố cáo với tin báo, tố giác về tội phạm


Trả lời:


Theo quy định của Luật tố cáo, chủ thể của tố cáo là đối tượng được xác định cụ thể, đó là cá nhân và khi tố cáo, họ phải chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp đối với hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng nhất định. Mặt khác khi công dân thực hiện quyền tố cáo đã phát sinh quan hệ pháp luật về tố cáo, trên cơ sở đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có nghĩa vụ giải quyết và trả lời cho người tố cáo biết. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, tố giác về tội phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm do cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng cung cấp cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết” Tin báo về tội phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc do cơ quan, tổ chức cung cấp cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết”. Như vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự đối với tin báo, tố giác về tội phạm, chủ thể có thể xác định hoặc không xác định, có thể là cá nhân, có thể là cơ quan, tổ chức. Đối tượng tố cáo là mọi hành vi vi phạm pháp luật, có thể là tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc cũng có thể là tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, còn tố giác và tin báo về tội phạm thì đối tượng chỉ bao gồm tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm cao và được quy định trong Bộ luật hình sự.


Như vậy:


- Đối với tố giác, tin báo về tội phạm, được thực hiện theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự


- Đối với tố cáo thì có tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ (không phải là hành vi tố tụng) thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật nói chung, bao gồm: vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thì được thực hiện theo quy định của pháp luật tố cáo; tố cáo đối với hành vi vi phạm điều lệ của các thành viên tổ chức thì được thực hiện theo quy định của Điều lệ của tổ chức đó.




Xem thêm: HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ TỐ CÁO, Đề án 1 -1133/QĐ-TTg của Thanh Tra Chính Phủ



Tham dự group Cư dân Luxcity Quận 7 www.facebook.com/groups/cudanluxcityquan7tphcm


Quyền tố cáo của công dân được pháp luật ghi nhận như thế nào?


Câu hỏi 1. Quyền  tố cáo của công dân được pháp luật ghi nhận như thế nào?


Trả lời:


Tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước ta ghi nhận qua các thời kỳ. Điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy định “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.” 


Điều 30 của Hiến pháp năm 2013 có nêu: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”; “Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”.


Như vậy, quyền  tố cáo là một trong những quyền cơ bản, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân. Theo đó, công dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Nhằm thể chế hóa quyền tố cáo của công dân, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIII năm 2011, Quốc hội đã thông qua Luật tố cáo. Luật tố cáo đã quy định đầy đủ nhất về quyền tố cáo, quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo, hình thức tố cáo, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và  trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo. Bên cạnh đó, Luật tố cáo quy định về bảo vệ người tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo.


Ngoài Luật tố cáo có quy định cụ thể về quyền tố cáo của công dân, còn có các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định về tố cáo như Bộ Luật tố tụng hình sự quy định quyền tố cáo trong tố tụng hình sự; Bộ Luật dân sự quy định quyền tố cáo trong tố tụng dân sự…


Câu hỏi 2. Tố cáo là gì? 


Trả lời: 


Điều 2, Luật tố cáo quy định:


"Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức".


Như vậy, xét về bản chất việc thực hiện quyền tố cáo thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà trong đó bên đi tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. 


Bản chất của tố cáo được xem xét dưới các khía cạnh sau đây:


Một là: chủ thể thực hiện quyền tố cáo chỉ là công dân. Khác với khiếu nại, là cả công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại. Quy định này nhằm cá thể hoá trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. 


Hai là: đối tượng tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Luật tố cáo quy định có hai loại hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo gồm: (1) hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; (2) hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.


Ba là: cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về nguyên tắc, người tố cáo có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đến cơ quan nhà nước. Trong trường hợp người tố cáo bằng đơn mà tố cáo đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhận được đơn thì cơ quan đó có trách nhiệm chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp mà tố cáo đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiếp nhận thì người tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.


Bốn là: Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo bao gồm: (1) tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo; (2) xác minh nội dung tố cáo; (3) kết luận nội dung tố cáo; (4) xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo và (5) công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.


Năm là: Bản chất của kết quả giải quyết tố cáo, nếu người bị tố cáo vi phạm pháp luật thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; nếu hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát của thẩm quyền để giải quyết tố cáo; trường hợp người bị tố cáo không vi phạm thì phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người tố cáo, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật.


Câu hỏi 3: Ai có quyền tố cáo?


Trả lời:


Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo thì chỉ có công dân mới có quyền tố cáo. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng Luật tố cáo cũng có ý kiến cho rằng ngoài chủ thể tố cáo là công dân thì cần mở rộng chủ thể tố cáo gồm cả cơ quan, tổ chức. Bởi lẽ với những cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân, hoàn toàn có thể tham gia một cách độc lập vào các quan hệ kinh tế - xã hội và có khả năng chịu sự tác động của các hành vi vi phạm pháp luật, do đó cần ghi nhận quyền tố cáo của cơ quan, tổ chức để nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật và đây cũng là một biện pháp tích cực, chủ động để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức.


Thực tiễn cho thấy, chủ thể thực hiện việc tố cáo là cơ quan, tổ chức là không nhiều. Nội dung tố cáo của nhóm chủ thể này thường thiên về phản ánh, kiến nghị. Việc thực hiện quyền tố cáo của một chủ thể sẽ làm phát sinh những hậu quả pháp lý và trách nhiệm gắn với cá nhân. Việc quy định công dân có quyền tố cáo là hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiến pháp và chính sách hình sự của nước ta - cá thể hóa trách nhiệm hình sự. Theo đó, người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi tố cáo của mình, nếu tố cáo sai sự thật thì phải bị xử lý về hành chính hoặc hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm. Vì vậy, nếu cơ quan, tổ chức có quyền tố cáo thì có thể làm phát sinh những vấn đề phức tạp trong việc quy định cách thức để các chủ thể này thực hiện quyền tố cáo như việc xác minh thông tin về người tố cáo, việc bảo vệ bí mật, xác định trách nhiệm của người tố cáo trong trường hợp tố cáo sai sự thật.


Như vậy, chỉ công dân, cá nhân mới có quyền tố cáo về những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.



Xem thêm: HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ TỐ CÁO, Đề án 1 -1133/QĐ-TTg của Thanh Tra Chính Phủ



Tham dự group Cư dân Luxcity Quận 7 www.facebook.com/groups/cudanluxcityquan7tphcm


Khi ban quản trị 'vượt quyền' tại chung cư?

Được lập ra với mục đích bảo vệ quyền lợi và phục vụ nhu cầu chung của cư dân nhưng thực tế tại không ít chung cư, cách hành xử của Ban quản trị khiến người dân khốn đốn.
Chia sẻ tại hội thảo "Ai bảo vệ quyền lợi cư dân trong chung cư?", anh Nguyễn Tấn Bảo, cư dân chung cư Masteri Thảo Điền (quận 2, TP.HCM) trình bày một thực tế đang diễn ra tại chung cư mình sinh sống. Anh Bảo cho biết, Masteri Thảo Điền được định vị là một chung cư cao cấp tại quận 2 trước đây (TP. Thủ Đức hiện tại) tuy nhiên người dân sinh sống trong chung cư này đang phải chịu nhiều bất công rõ ràng từ phía sai phạm của Ban quản trị dự án này.

Cụ thể Ban quản trị chung cư này đã vi phạm quy chế hoạt động, quy chế thu chi tài chính được quy định tại Thông tư 02/2016/TT-BXD nhưng đến nay vẫn không có cơ quan nào giải quyết. “Ban quản trị tòa nhà không công bố quy chế hoạt động, không công bố báo cáo thu chi tài chính hàng tháng, sử dụng quỹ quản lý vận hành do cư dân đóng góp sai mục đích và trong suốt 2 năm qua cũng không tổ chức Hội nghị nhà chung cư thường niên. Đặc biệt, Ban quản trị còn tự ý ra quy định một cách hết sức ngang ngược, rằng những trao đổi, hoạt động giữa Ban quản trị và Ban quản lý là những thông tin mật, không được phép công khai, thảo luận.

"Những sai phạm rõ như ban ngày. Tuy nhiên, trong suốt gần 1 năm qua, cư dân chúng tôi phản ánh nhiều nơi nhưng không được xử lý”, ông Bảo bức xúc. Ông cho biết vào tháng 12/2020, đại diện cư dân đã gửi đơn tố cáo các hành vi vi phạm này đến Thanh tra Sở Xây dựng nhưng không nhận được trả lời. Tiếp tục gửi đơn cho UBND quận 2 thì hồ sơ được chuyển về UBND phường Thảo Điền và sau cùng câu trả lời mà cư dân nhận được từ UNBD phường là họ không đủ thẩm quyền để xử lý. Cư dân lại một lần nữa gửi đơn lên UBND TP.Thủ Đức và đến nay cũng chưa có phản hồi.

Anh Nguyễn Tấn Bảo, cư dân chung cư Masteri Thảo Điền trình bày những bức xúc về tình trạng quản lý tại chung cư mình sinh sống với các cơ quan báo chí và quản lý tại TP.HCM

Không chỉ riêng ông Bảo và cư dân Masteri Thảo Điền mới bị Ban quản trị “hành”, rất nhiều chung cư cao cấp đến bình dân đều không ít khổ khi bị Ban quản trị cho mình quyền tự làm trái luật. Bà Phạm Thị Phúc, cư dân chung cư Central Garden, quận 1, cho biết bà sinh sống 13 năm tại chung cư nhưng căn hộ chưa bao giờ được sửa chữa với lý do không có phí bảo trì.

Mong BQT và BQL vì cư dân để có hành động kịp thời, đừng làm khó cư dân trong thời kỳ dịch Covid-19 quá phức tạp

 

Qua buổi tối ngày hôm qua (18/05/2021) khi bộ phận dịch tễ thông báo có người ở căn hộ A17.05 là F1, block A của chung cư bị phong tỏa, ngay lập tức các cư dân đang sinh sống tại Luxcity nháo nhào tìm kiếm thông tin.


Tối 18/05/2021 block A của Luxcity Quận 7 bị phong tỏa vì có ca F1


Các loa thông báo của Ban quản lý (BQL) hoạt động hết công suất, tầng thì nghe được tầng thì không bởi loa rè và vang. Mọi người chạy ra hỏi nhau rồi hoang mang, nhắn tin cho nhau để biết thêm thông tin hiện tại đang như thế nào. Mọi người rủ nhau vào app Anh Mõ để ngóng trông tin tức từ BQL, một số khác thì rủ nhau vào Viber để lấy thông tin vì trong đó có một vài thành viên thuộc BQT. Sau khi chưa có thông tin họ lại vào group Facebook do các cư dân lập để bàn luận kêu gọi mọi người bình tĩnh và thực hiện theo đúng hướng dẫn 5K. 


Có thể thấy rằng Luxcity hiện nay đã có một lỗ hổng thông tin giữa cư dân với BQL, BQT (ban quản trị) và giữa các cư dân với nhau, vì sau khi group Facebook cũ bị hack mất (theo thông báo của trưởng BQT trước cư dân là do hacker phá) thì BQT, BQL thông báo chỉ còn kênh thông tin là app Anh Mõ là kênh thông tin chính thức của BQL. Qua sự việc ngày hôm qua thì nhiều cư dân thấy rằng app Anh Mõ chưa đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin của cư dân và rất ít cư dân sử dụng app này. 


Trước đây Facebook cũ của cư dân rất được nhiều cư dân sử dụng trong suốt gần bốn năm (từ 2018 - 2021) và là nơi trao đổi thông tin giữa cư dân và BQL, BQT về các vấn đề của Luxcity nhanh và hiệu quả. Nhưng không hiểu sao sau khi Facebook đó bị xóa (BQT khẳng định là do hacker) thì BQL và BQT bó tay ngồi yên cùng với câu trả lời là trang Facebôk đó bị xóa mà không có động thái lập lại một trang Facebook tương tự để kết nối cư dân, phải chăng BQT không muốn làm điều này!? 


Trong kì họp cư dân đầu tiên của năm nay mr Khánh trưởng ban quản trị Luxcity có nói rằng trang Facebook đó là trang không chính thống và có thể bị biến mất bất cứ khi nào (chính xác là facebook biến mất sau khi có một vài cư dân đòi hỏi về minh bạch thu chi quỹ bảo trì của ban quản trị), vậy tại sao BQT không cho lập 1 trang Facebook chính thống để mọi cư dân có thể tham gia vào tiếp cận mọi thông tin chính thống nhanh và chính xác mà lại để mọi người chạy quanh hỏi nhau chỗ nào mới có tin chính thống để đọc. Nếu BQT không muốn lập lại group Facebook vì một vài lý do khó nói gì đó của BQT thì cũng phải có trách nhiệm yêu cầu BQL lập facebook riêng của BQL để tương tác với cư dân hoặc cũng có thể dùng group mới của cư dân lập nên nhằm thông tin nhanh đến cư dân khi xảy ra những vấn đề như tối qua chứ!


Chính quyền địa phương và cơ quan y tế tiếp cận block A chung cư Luxcity

Mong mọi cư dân luxcity đồng lòng yêu cầu BQL lập group hoặc tham gia group Facebook của cư dân lập ra (đảm bảo không bị xóa vĩnh viễn như group Facebook cũ do BQT lập ra) để thông tin đến mọi người được nhanh và chính xác hơn . Xin cảm ơn mọi người đã đọc tin.


Kênh thông tin bằng văn bản là tốt nhưng đôi khi khiến sự việc chậm trễ


Cư dân Quan Pham
TP HCM sáng ngày 19/05/2021


Tham dự group Cư dân Luxcity Quận 7 www.facebook.com/groups/cudanluxcityquan7tphcm


'Giọt nước làm tràn ly' khiến cư dân Luxcity càng nghi ngờ về sự liêm khiết của Ban quản trị nhiệm kỳ 1 và lo lắng quỹ bảo trì bị thất thoát

 

Trước đây tôi cũng như nhiều cư dân khác là rất tin tưởng đạo đức và sự tử tế của ban quản trị Luxcity nhưng từ vụ việc:


Một góc ở chung cư Luxcity Quận 7
- Group Facebook chung của cư dân - ban quản trị - ban quản lý từ 2018 đến 2021 bị xóa hoàn toàn sau khi có nhiều cư dân mong mỏi BQT minh bạch tài chính, thu/chi, cư dân không còn kênh để kết nối với nhau nữa vì ứng dụng AMO vừa chậm, khó dùng và không phải là mạng xã hội, AMO phù hợp báo cáo tiền phí dịch vụ để đóng cho BQL (công ty Sài Gòn Thăng Long).

- Số liệu báo cáo tài chính sai, thêm nữa ban quản trị đã tự tách ra làm 2 sổ quỹ tiền để quản lý, gồm sổ quỹ bảo trì và sổ quỹ thu chi vãng lai. Trong báo cáo tài chính ở hội nghị chung cư, BQT chỉ nói về quỹ bảo trì mà không đề cập đến hàng tỉ đồng thu/chi của sổ thu chi vãng lai trong 3 năm qua.

Cư dân đề xuất BQT cho phép tiếp cận chứng từ gốc và đã nhận được thông tin chính thức của phó ban quản trị là "chỉ giao chứng từ thu/chi cho cơ quan chức năng có thầm quyền khi họ yêu cầu" vì vậy chúng tôi đang soạn đơn tố cáo ban quản trị lạm quyền, làm sai quy chế và pháp luật, có dấu hiệu trốn thuế... để gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền, mong cư dân hãy truyền thông tin cho nhau.

www.LuxcityQ7.com | Minh bạch - Hiệu quả - Yêu thương
TP HCM ngày 19/05/2021

Tham dự group Cư dân Luxcity Quận 7 www.facebook.com/groups/cudanluxcityquan7tphcm


Lời hứa của trưởng ban quản trị Luxcity nhiệm kỳ 1: có phải hứa chỉ để cho có hứa?

 
Video ghi nhận việc mr Khánh - trưởng ban quản trị Luxcity hứa với cư dân là cho làm MINH BẠCH số liệu báo cáo đã có sai xót thời gian qua bằng cách:

+ Nhờ cư dân hỗ trợ nghiệp vụ kế toán cho kế toán ban quản trị, nhập liệu lại chứng từ gốc thu/chi từ 2018 đến nay. Đã có nhóm cư dân giỏi kế toán đã sẵn sàng hỗ trợ để MINH BẠCH số liệu.

+ Đồng ý cho nhập liệu vào phần mềm quản lý thu/chi ứng dụng công nghệ điện toán đám mây 4.0 (cloud) để cư dân giám sát được mọi lúc mọi nơi bằng chiếc smartphone.

Nhưng không hiểu tại sao sau buổi họp ban quản trị Luxcity đã hành động:

- Không cho cư dân tiếp cận chứng từ gốc thu/chi và ban quản trị chỉ đồng ý giao chứng từ cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.

- Không cho áp dụng phần mềm quản lý thu/chi được cư dân dành tặng miễn phí hoàn toàn, phần mềm đã được chuyển giao đến ban quản trị nhưng đến nay không có bất kỳ nhập liệu nào.

Lời hứa của trưởng ban quản trị sao không đáng tin cậy một chút nào, xem video trên là rõ về những gì trưởng ban quản trị Luxcity đã hứa trước cư dân.

"Mất tiền bạc là mất một, mất uy tín là mất mười và mất niềm tin là mất tất cả".

www.LuxcityQ7.com | Minh bạch - Hiệu quả - Yêu thương
TP HCM ngày 18/05/2021

Tham dự group Cư dân Luxcity Quận 7 www.facebook.com/groups/cudanluxcityquan7tphcm