Hiển thị các bài đăng có nhãn phap-luat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phap-luat. Hiển thị tất cả bài đăng

Bảo vệ người dân thế nào khi Ban Quản trị chung cư lạm quyền?

(PLVN) - Mục đích của Ban Quản trị (BQT) chung cư được bầu ra là để bảo vệ lợi ích chung của cư dân, tuy nhiên nhiều trường hợp BQT lại vượt quá quyền hạn của mình, thậm chí vi phạm pháp luật dẫn đến xung đột với người dân...

Hội thảo “Ai bảo vệ quyền lợi cư dân trong chung cư?” do Báo Thanh Niên tổ chức sáng nay - 11/3/2021.

Mâu thuẫn giữa cư dân và BQT

Nhiều năm nay, việc mâu thuẫn giữa BQT chung cư và người dân thường xuyên diễn ra. Chủ yếu do việc thu chi không minh bạch từ quỹ bảo trì chung cư. Khoản tiền 2% phí bảo trì ở nhiều chung cư rất lớn từ vài chục đến vài trăm tỉ đồng, nếu BQT không có tâm, tư lợi rất dễ dẫn đến mâu thuẫn...

Không chỉ vậy, những hành động vượt quá quyền hạn thậm chí vi phạm pháp luật của BQT có thể khiến cho cư dân lâm vào tình trạng dở khóc, dở cười... Vậy ai sẽ bảo vệ cư dân khi xung đột với BQT do họ lập ra?

Hiến kế sử dụng minh bạch quỹ bảo trì chung cư

(PL)- Các ý kiến cho rằng mọi giao dịch sử dụng quỹ bảo trì chung cư đều phải được 
Quỹ bảo trì chung cư vẫn đang là món tranh chấp khó giải quyết giữa chủ đầu tư và cư dân. Ảnh: QUANG HUY

Đa số cư dân, chủ đầu tư (CĐT), đơn vị quản lý vận hành và các chuyên gia đều ủng hộ đề xuất quy định CĐT phải mở một tài khoản quỹ bảo trì có kỳ hạn tại một tổ chức tín dụng để người mua nhà nộp vào. Đề xuất này là của Bộ Xây dựng đưa ra tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 99/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.

Khóc ròng với ban quản trị chung cư

PNO - Được các hộ dân bầu ra để quản lí, vận hành chung cư, nhưng không ít ban quản trị chung cư (BQT CC) lại hành động kỳ lạ, khiến cư dân bức xúc, khổ sở.
Từ lộng quyền…

Gửi đơn kêu cứu đến báo Phụ Nữ TP.HCM, tập thể cư dân ở CC Hoàng Anh Gold House (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM) cho biết, BQT CC này đã sử dụng quy chế chưa được các hộ thông qua. Theo những người đứng đơn, đây là bộ quy chế do BQT nhiệm kỳ trước tự biên soạn với nhiều điều chưa được cư dân thông qua.

“Bộ quy chế bất hợp pháp, trái với quy định của pháp luật, nhưng BQT vẫn sử dụng và gây ức chế cho chúng tôi”, ông Phạm Đăng Khoa, một cư dân cho hay. Từ bộ quy chế này, mới đây BQT CC đã tự ý thay thế ban quản lý (BQL) cũ bằng BQL mới - Công ty Kim Cương Xanh. Theo các cư dân, việc thay thế này BQT không hề lấy ý kiến của người sống trong CC, không đấu thầu công khai, trong khi BQL cũ đang vận hành CC tốt.

Sự lộng hành của BQT CC này được đẩy lên cao trào vào đêm 31/5/2016 khi BQL mới (Công ty Kim Cương Xanh) tổ chức “tập kích” CC này với lực lượng hùng hậu (gần 50 người) nhằm “giải giáp” lực lượng bảo vệ cũ (Công ty Dịch vụ bảo vệ Yuki Sepre 24). Trước tình huống này, tổ bảo vệ đã bật chuông báo động các khu nhà vào lúc nửa đêm. “Nửa đêm mà chuông báo động kêu ầm ĩ, khiến nhiều người hú vía. Chúng tôi không thể tưởng tượng nổi hành động của BQT khi gây mất an ninh trật tự giữa đêm như thế. Nhiệm vụ của BQT là điều hành và vận hành CC, trong đó có việc giữ gìn an ninh trật tự, tuy nhiên chính họ lại gây hỗn loạn, phiền toái”, ông Khoa nói.

Chung cư Hoàng Anh Gold House, nơi dân cư đang bức xúc với Ban quản trị

Ông Nguyễn Hồ Dũng, một cư dân tại đây bức xúc: “BQT mà đứng đầu là ông Đinh Văn Sự hành động như giang hồ vào đêm 31/5 với mục đích và động cơ gì?”. Trong khi trước đó, ông Nguyễn Văn Trường, Phó chủ tịch UBND H.Nhà Bè đã có cuộc họp với BQT cũng như cư dân về việc thay thế BQL CC. Tại cuộc họp này, ông Trường đã chỉ đạo cư dân có quyền quyết định mọi việc liên quan đến CC Hoàng Anh Gold House. Tuy nhiên, ngay sau đó, BQT CC này đã phớt lờ chỉ đạo trên và có hành vi trấn áp cư dân lúc nửa đêm. Hành vi coi thường pháp luật của ông Sự được thể hiện rõ tại buổi làm việc vào sáng 1/6 của chính quyền và công an, khi ông bỏ về giữa chừng!

Chung cư An Lạc te tua vì Trưởng Ban Quản trị... 'rút ruột' phí bảo trì?

PNO - Chi hàng tỷ đồng nhưng không có hóa đơn chứng từ, khi cư dân phát hiện phí bảo trì sắp cạn kiệt, khiến chung cư xuống cấp không có tiền sửa chữa. Vụ việc xảy ra tại chung cư An Lạc (P.An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM).
Các cư dân cho rằng Trưởng Ban Quản trị chung cư này đã “rút ruột” phí bảo trì chung cư.

Tiền tỷ chi không hóa đơn chứng từ

Trong đơn gửi đến Báo Phụ nữ, các cư dân phản ánh, sau khi chung cư đưa vào sử dụng một thời gian, năm 2011, Ban Quản trị (BQT) chung cư được bầu ra. Lúc này ông Trần Văn Hùng được bầu làm Trưởng BQT chung cư, ông Phạm Công Dũng làm thư ký. Tiền phí bảo trì là 1,9 tỷ đồng đứng tên đồng sở hữu ông Hùng và ông Dũng.

Tuy nhiên, chỉ khoảng hai tháng sau, ông Hùng từ nhiệm. Ông Dũng được đánh giá là người hăng hái nhất trong các hoạt động của chung cư nên được cư dân bầu làm Trưởng BQT chung cư.
Đại diện các thành viên BQT chung cư An Lạc phản ánh với PV Báo Phụ nữ
Thế nhưng, khi ngồi được vào chiếc ghế trưởng BQT, ông Dũng đã thực hiện nhiều việc làm có dấu hiệu lạm quyền. Ông Dũng tự đứng tên toàn bộ số tiền phí bảo trì của cư dân 1,9 tỷ đồng kiêm luôn vai trò thủ quỹ. Trong suốt quá trình điều hành BQT, ông Dũng không công khai các khoản thu chi cho cư dân và các thành viên BQT khác biết.

“Chúng tôi nhiều lần đề nghị ông Dũng công khai các khoản thu chi tài chính cho dân biết, nhưng ông Dũng chỉ hứa, không thực hiện” - bà Võ Thị Cẩm Tươi (căn hộ B14 - 09) phản ánh.

Ban quản trị vi phạm quy chế sử dụng nhà chung cư có thể bị xử lý hình sự

TTO - Theo Bộ Xây dựng, ban quản trị nhà chung cư chỉ được chi tiêu quỹ bảo trì chung cư khi kế hoạch bảo trì đã được hội nghị nhà chung cư thông qua và hợp đồng bảo trì được ký kết.
Nhà ở chung cư ngày càng trở nên phổ biến ở các đô thị Việt Nam

Bên cạnh đó, ban quản trị nhà chung cư phải có văn bản đề nghị, biên bản họp ban quản trị trình ra hội nghị nhà chung cư, được đa số cư dân thông qua.

Việc thanh toán hợp đồng bảo trì nhà chung cư được thực hiện trực tiếp giữa tổ chức tín dụng nơi quản lý tài khoản tiền gửi quỹ bảo trì chung cư với bên thực hiện bảo trì theo hình thức chuyển khoản, không thực hiện thanh toán bằng tiền mặt.

Ban quản trị chung cư đua nhau 'rút ruột' phí bảo trì

PNO - Phí bảo trì chiếm 2% giá trị căn hộ, là tiền của cư dân để dành sửa chữa, bảo trì khi chung cư khi xuống cấp. Nhưng tại nhiều chung cư, khoản tiền này đang bị thất thoát nghiêm trọng vì bị ban quản trị rút tỉa dần.
Ban quản trị hay “đạo chích”?

Chung cư xuống cấp nghiêm trọng nhưng cư dân đành bất lực đứng nhìn vì nguồn phí bảo trì sắp rỗng chỉ sau khoảng 10 năm đưa vào sử dụng. Đó là thực tế đang xảy ra tại cao ốc (chung cư) An Lạc, Q. Bình Tân, TP.HCM). Theo các cư dân, nguyên nhân là do ban quản trị (BQT) chung cư “rút ruột” phí bảo trì.

Các cư dân chung cư An Lạc phản ánh, sau khi đưa chung cư vào sử dụng một thời gian, năm 2011, BQT chung cư được bầu ra, trong đó ông Trần Văn Hùng làm trưởng ban, ông Phạm Công Dũng làm thư ký; hai ông này đứng tên đồng sở hữu khoản tiền phí bảo trì 1,9 tỷ đồng.

Nhưng ông Hùng làm trưởng ban chỉ hai tháng thì từ nhiệm; ông Dũng thay ông Hùng làm trưởng ban. Khi ngồi được vào ghế trưởng BQT, ông Dũng đã làm nhiều việc có dấu hiệu lạm quyền: tự đứng tên toàn bộ tiền phí bảo trì và kiêm luôn thủ quỹ; trong suốt quá trình điều hành, không công khai thu chi tài chính cho cư dân biết.

“Chúng tôi nhiều lần đề nghị ông Dũng công khai các khoản thu chi tài chính nhưng ông Dũng chỉ hứa, không thực hiện” - bà Võ Thị Cẩm Tươi, chủ căn hộ B14 - 09, phản ánh.
Chung cư An Lạc nứt toát nhưng không có phí bảo trì để sửa chữa

Lật tẩy mánh lới trục lợi phí bảo trì chung cư

Trong khi nhiều cư dân trong chung cư không quan tâm đến việc bầu ban quản trị (BQT) thì lại có những người tranh nhau ứng cử vào vị trí này. 

Người dân ở chung cư nên quan tâm đến việc bầu ra một ban quản trị có năng lực cho tòa nhà của mình.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến giữa năm 2018, trên cả nước có 108 dự án xảy ra tranh chấp, khiếu nại giữa cư dân với chủ đầu tư có liên quan đến các hoạt động quản lý, vận hành chung cư. Riêng tại TP.HCM, trong 44 vụ tranh chấp chung cư được Sở Xây dựng thụ lý thì có đến 34 vụ (77%) tranh chấp liên quan đến phí bảo trì.